Chuyên trang Điện Thoại của Mua Sắm Nhanh

Điện thoại Samsung xách tay

Nhiều người tỏ ra lo ngại khi mua máy Galaxy xách tay bởi hiện tượng máy không nguyên bản, thậm chí đã bị tháo máy để thay thế linh kiện bên trong.

Những lưu ý khi mua máy Samsung Galaxy cao cấp hàng xách tay

Việc những chiếc Galaxy S5 xách tay sớm được bán tại Việt Nam ngay cả khi đại diện Samsung khẳng định máy chưa lên kệ tại bất cứ đâu đã làm dấy lên mối lo ngại về nguồn gốc và chất lượng của máy Galaxy xách tay trong nước. Trên thực tế, hiện tượng người mua gặp phải những mẫu Galaxy xách tay không còn nguyên bản, hoặc đã bị tráo linh kiện là không ít.

Đại diện Samsung xác nhận máy chưa bán ra ở bất cứ thị trường nào nhưng một số người dùng tại Việt Nam có thể mua sản phẩm giá xấp xỉ 16 triệu đồng.

Anh Quang Minh - một tín đồ của dòng sản phẩm Samsung Galaxy chia sẻ, sau một thời gian tìm hiểu và trực tiếp đi mua điện thoại Samsung Galaxy Note 3 và S4 xách tay, anh nhận thấy chất lượng máy móc trên thị trường hàng xách tay hiện nay rất đáng báo động.

Anh xác nhận không chỉ các thương gia nhỏ mà ngay các cửa hàng, thậm chí cửa hàng lớn có tên tuổi, đều có bán những sản phẩm hàng dựng, đã qua sửa chữa hoặc thay thế một phần linh kiện. Anh chia sẻ với người dùng về cách kiểm tra máy khi đi mua các sản phẩm Galaxy cao cấp xách tay.

Theo đó, trước tiên người dùng cần nghiên cứu kỹ thông tin về cấu hình và mã máy để đảm bảo mua đúng model mình cần. Chẳng hạn, sản phẩm Galaxy Note 3 có mã N900, N9000 chạy chip Octa Exynos sẽ khác với Note 3 N9005, N900 dùng chip Snapdragon 800. Nếu mua tại các cửa hàng nhỏ, hoặc thương gia rao vặt trên mạng, người dùng nên so sánh giá nơi mình định mua với các cửa hàng chuyên bán hàng xách tay có uy tín trước khi qua xem hàng trực tiếp. Nếu giá thấp hơn quá 10%, khả năng hàng rởm là rất cao.

Nếu máy được quảng cáo là mới hoàn toàn, mọi thứ từ hộp, thân máy, pin, phụ kiện đều phải hoàn chỉnh, đẹp và chất lượng từ ngoài vào trong. Máy xách tay sẽ có 2 tem dán ở 2 đầu hộp (ít hơn máy chính hãng một tem bên hông). Tem IMEI trên hộp phải được dán keo cực kỳ chắc chắn, máy nào tem IMEI mới bóc nhẹ đã bung là tem IMEI giả dán bằng hồ. Tem này phải in rõ ràng, đặc biệt phần mã số mã vạch phải sắc nét, đọc được bằng các phần mềm đọc mã như Barcode Scanner. Màu máy và mã IMEI phải trùng với tem IMEI dưới nắp lưng. Thông tin về máy trên vỏ hộp phải trùng khớp với mã máy định mua, máy bán cho thị trường nào sẽ được in ngôn ngữ của thị trường đó.

Điểm tiếp theo người dùng cần kiểm tra là phụ kiện khi mở hộp. Ngoài máy, nắp lưng, pin, củ sạc, cáp sạc, tai nghe, sách hướng dẫn thì máy Samsung thường có thêm 4 lót cao su các cỡ cho tai nghe, riêng máy Note 3 có thêm bút, 5 ngòi bút và gắp ngòi đi kèm.

Tiếp theo, người dùng nên kiểm tra tem dán IMEI ở mặt sau máy. Tem này phải được in chìm, sắc nét, ko thể tẩy xoá, thông số đầy đủ, trùng số IMEI với vỏ hộp.

Anh Minh nhấn mạnh, người mua nên kiên quyết từ chối mua máy không dán tem IMEI, hoặc tem IMEI in lem nhem, mực nổi hẳn lên mặt giấy, có cảm giác cạo nhẹ cũng bay mất chữ.

Khi kiểm tra phía ngoài máy, phải đảm bảo máy còn rất mới, không xước xát, còn nguyên nilon dán mặt trước, sau và 4 viền, chân sạc đen bóng, không han gỉ, tem IMEI không có dấu hiệu bị bóc ra dán lại, toàn bộ ốc mặt lưng phải mới tinh, trơn bóng, đồng nhất và không có vết trầy xước (do bị vặn bằng tuốc-nơ-vít).

Ngoài ra, chấm tròn màu vàng ở mặt lưng (chỗ lắp pin) phải sáng vàng, không có hiện tượng xỉn màu. Nếu chấm tròn này bị xỉn màu quá mức nghĩa là có khả năng máy đã bị rơi vào nước, vì đây chính là điểm để thử giấy quỳ của Samsung.

Điểm dễ phân biệt của máy xách tay dùng chip Snapdragon là tem trong suốt in chữ Qualcomm dán ở đỉnh máy. Đặc biệt, máy hàng xách tay sẽ không có tem ốc Samsung Original Product (tem nhỏ, màu trắng) như máy của công ty Samsung Việt Nam.

Riêng với dòng sản phẩm Galaxy Note 3, bút cảm ứng là một phụ kiện khá tốn tiền và làm nên điểm khác biệt của dòng Note so với các máy smartphone khác nên rất dễ bị tráo. Bút xịn của Note 3 rất sắc nét, liền lạc ở các khớp nối, không có ba-via thừa, nhét vào máy và rút ra rất nhẹ nhàng nhưng cũng rất chắc chắn, không hề có hiện tượng bị kẹt. Tất cả các bút xịn đều có in tên nước sản xuất ở phía sau (Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc) và được đánh 4 số (in chìm) dọc thân bút.

Theo anh Minh, có thêm nhiều cách khác nữa để kiểm tra máy Samsung xách tay, nhưng những lưu ý bên trên là quan trọng nhất và cũng đơn giản để thực hiện. Với chất lượng đáng báo động của hàng xách tay hiện nay, lời khuyên dành cho người dùng là nên tìm đến các đại lý bán máy chính hãng với chất lượng đảm bảo, chính sách bảo hành rõ ràng để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.

>> Xem thêm: Điện thoại Samsung

Tại sao nên mua điện thoại Samsung xách tay?

Không như hàng chính hãng được bán rộng rãi và nhắm đến các phó thường dân, đồ công nghệ xách tay như smartphone là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người tiêu dùng thông minh, các power users hay enthusiasts bởi chất lượng y hệt như hàng chính hãng mà mức giá rẻ hơn đáng kể.

Trước kia tại Việt Nam, chúng ta thường quen với việc mua điện thoại chính hãng tại những cửa hàng lớn, đại lý ủy quyền uy tín để có được sản phẩm mới 100%, đầy đủ phụ kiện và thời gian bảo hành dài lâu. Nếu muốn rẻ hơn, đương nhiên chỉ có cách mua máy cũ. Dù là mua lại của người khác (đồ 2nd hand) hay mua hàng tồn, đổi trả bảo hành từ cửa hàng thì những gì chúng ta nhận được có phần thua sút hàng mới chính hãng ở một vài phương diện: chất lượng không đảm bảo, thời gian bảo hành ngắn hoặc thậm chí không có, phụ kiện chỉ có những món cơ bản nhất (sạc, cáp), v.v… Đó là 2 thái cực khác biệt nhau rõ rệt.

Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi với sự xuất hiện của những món hàng xách tay.

Điện thoại Samsung xách tay được đưa về thị trường Việt Nam từ nhiều nguồn, có thể là Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, châu Âu hay Hàn Quốc, Nhật Bản, rất đa dạng. Thương hiệu cũng vô cùng phong phú, từ Apple iPhone, Samsung, Sony, LG, HTC… cho đến những brand không được phân phối chính hãng ở Việt Nam (Motorola, các máy từ nhà mạng Mỹ kiểu Verizon, T-Mobile, AT&T…), đủ hết. Đây chính là lợi thế đầu tiên của hàng xách tay so với chính hãng: khách hàng muốn gì cũng có, miễn là tìm được nguồn cung đủ khả năng đưa sản phẩm về.

Tại sao điều này lại quan trọng? Rất đơn giản: chúng ta không muốn bị giới hạn bởi danh mục sản phẩm dành riêng cho Việt Nam. Hiện nay, các hãng sản xuất thường quy hoạch sản phẩm dựa theo thị trường và không phải quốc gia nào cũng được đối xử như nhau. Có những món rất tốt được bán ra ở Ấn Độ chẳng hạn, nhưng Việt Nam lại không được phân phối chính thức món đấy, hoặc là nhận được phiên bản bị rút gọn, cắt bớt tính năng. Như vậy, khi không trông mong gì được ở hàng chính hãng, hàng xách tay là lựa chọn tất yếu.

Lợi thế thứ 2 của hàng xách tay: giá bán rẻ hơn chính hãng rất nhiều. Có vô số lý do để giải thích cho điều này, cơ bản nhất thì do tránh được các loại thuế nhập khẩu và giảm thiểu các chi phí vận hành. Ai cũng biết, các nhà phân phối chính hãng khi muốn đưa sản phẩm về Việt Nam thường phải làm đủ mọi thủ tục pháp lý, đồng nghĩa với tốn một mớ tiền. Muốn bù lại mớ này, đương nhiên phải cộng vào giá bán cho người dùng cuối rồi. Bên cạnh đó, chi phí dùng để nuôi nhân viên, duy trì cơ sở vật chất, khâu bảo hành, quan hệ với đại lý… không hề nhỏ chút nào. Cứ nhìn vào bản hạch toán tài chính của họ thì biết, muốn hoa mắt, chóng mặt luôn. Trong khi đó, các thương gia buôn bán hàng xách tay thường không bị vướng vào những rắc rối kể trên, nên họ có quyền đặt giá thấp mà vẫn kiếm đủ lời để sống khỏe và tiếp tục kinh doanh.

Giá hàng xách tay rẻ còn có thể do các nhà buôn cắt giảm bớt những món phụ kiện linh tinh không thực sự cần thiết, chỉ giữ lại những gì thiết yếu nhất. Cái này thì đánh đúng tâm lý của những người thực dụng. Mà đúng thật, chúng ta thường chỉ cần máy và cục sạc zin (để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo nhà sản xuất đưa ra) thôi. Hộp giữ làm gì, cồng kềnh, rác nhà. Tai nghe cần gì, khi mà tai theo máy thường rất lởm, nghe rất chán và những người sành âm thanh thường có sẵn đồ chơi chất lượng cao rồi. Cáp USB ư, đầy ngoài chợ. Pin thứ 2 ư, mấy ai rảnh mà mở nắp lưng rồi tháo ra tháo vào đâu, chưa kể bây giờ các máy liền khối ngày càng nhiều nữa. Dock sạc ư, có cũng được mà không có cũng chẳng sao, ai thích thì tự khắc biết đường đi mua thêm. Sách vở hướng dẫn ư, có cũng cho ngay vào sọt rác…

Những năm gần đây, các thương gia còn tìm được nguồn hàng rẻ từ các máy nhà mạng tuồn ra. Thường các nhà mạng ở nước ngoài bán máy theo hợp đồng, giá ban đầu cực rẻ (phần còn lại tính vào chi phí người dùng trả dần theo thời gian, một dạng trả góp không tính lãi) nên việc thu mua cũng dễ dàng. Chỉ có điều, những máy này đa số muốn dùng ở Việt Nam sẽ phải unlock và tùy theo loại máy mà cách unlock khác nhau, cũng như các nhược điểm tồn đọng khác nhau. Tất nhiên, các dân chơi đã muốn thì sẽ unlock được, hoặc sống chung với các hạn chế được, nhưng nói để biết, chúng sẽ gây đau đầu…

Như vậy, hàng xách tay rẻ hơn hàng chính hãng là chuyện quá hiển nhiên. Quan trọng là rẻ hơn bao nhiêu, có đủ để tạo nên sự khác biệt không, và có yếu tố cắt giảm chi phí nào quá đáng không. Nếu rẻ quá, rẻ đến mức khó tin, nhiều khả năng món đó bị lỗi gì khá nghiêm trọng hoặc đã từng qua sửa chữa, đổi trả bảo hành. Nói chung là tỷ lệ rủi ro luôn có, nhưng chỉ hù được những ai ít kinh nghiệm, ngại va chạm thôi, còn với những power users thì họ thừa tỉnh táo để kiểm tra kỹ và sẵn sàng quay lưng, bất chấp mức giá hấp dẫn.

Về vấn đề chất lượng, có thể khẳng định rõ như thế này: nếu hàng xách tay không phải là hàng dựng hay đã qua sửa chữa thì chất lượng nó y hệt như hàng chính hãng. Thực ra đến ngay cả hàng chính hãng cũng không có gì đảm bảo 100 món tốt cả 100, bởi nếu thế thì các hãng còn đẻ ra phần bảo hành làm gì cho mệt? Nói vậy chỉ để nhấn mạnh rằng: hàng xách tay loại tốt không phải là cái gì kém cỏi hơn hàng chính hãng. Giữa chúng không có chuyện cái nào inferior hay superior, chúng là như nhau.

Đến đây cần nói kỹ thêm, nhiều khi hàng chính hãng ở Việt Nam chưa chắc đã tốt bằng hàng xách tay từ các thị trường đã phát triển và cực kỳ khắt khe như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… Đã từng có thời kỳ các dân chơi Việt điên cuồng với Blackberry xách tay Mỹ, Sony, Sharp xách tay Nhật và bây giờ là Samsung, LG xách tay Hàn Quốc. Đồ nội địa, được sản xuất cho dân bản địa dùng bao giờ cũng có “một sự bảo đảm vô hình, bất thành văn”. Đó là lý do vì sao một chiếc Samsung Galaxy S6 “made in Korea” có logo nhà mạng KT Telecom (Olleh) ở phía sau lưng có giá rẻ hơn chiếc tương tự “made in Vietnam” phân phối chính hãng, nhưng chất lượng thì chắc chắn vượt trội và được giới sành điệu săn lùng. Vấn đề không hẳn lúc nào cũng là giá, nó còn nằm ở nguồn gốc, xuất xứ nữa!

Hàng xách tay thường được cài sẵn bản ROM nội địa, có một số hạn chế nhất định và không thể update OTA (over-the-air) như máy chính hãng. Đây là điểm mà những kẻ bảo thủ thường xoáy vào để gây hoang mang dư luận, nhưng thực chất có thể khắc phục vô cùng dễ dàng. Thời nay, các bản ROM cook quốc tế đã rất phổ biến, không chỉ ở “lò” XDA mà ngay cả Việt Nam bây giờ cũng có rất nhiều cooker tài năng, dù là tự cook hay đi cook lại dựa trên bản của người khác thì cũng chẳng sao, quan trọng là chúng tốt, nhiều tính năng, thậm chí còn ngon hơn ROM stock chính hãng. Việc unlock máy, up ROM đã trở nên dễ dàng nhờ hàng loạt các hướng dẫn chi tiết, cả Tây lẫn ta, đến mức mấy đứa nhóc còn làm theo được. Chỉ cần qua vài thao tác và tốn chút thời gian là một chiếc máy xách tay bản nội địa Nhật hay Hàn đã trở thành y sì như máy quốc tế phân phối chính hãng, chả thua kém gì mà nhiều khi còn vượt trội. Đến lúc cần update, cũng chỉ cần bỏ ra vài tiếng đồng hồ backup mọi thứ rồi lại flash ROM mới và restore dữ liệu lại, về bản chất đâu khác gì update OTA chính hãng đâu? Như nhau hết.

Những kẻ phản đối hàng xách tay cũng thường gán tiếng xấu “bắt sóng yếu, dễ mất sóng” cho các sản phẩm này. Thực chất, bộ phận nhận sóng của máy nào cũng như nhau, chỉ khác ở phần mềm baseband được tối ưu tùy theo thị trường máy đó phát hành. Nếu cảm thấy việc bắt sóng chưa ổn lắm, chỉ cần flash lại cái file baseband dùng cho Việt Nam chẳng hạn, thế là xong, cực kỳ đơn giản.

Cuối cùng, một lý lẽ thường được sử dụng trong nỗ lực bảo vệ hàng chính hãng là về chuyện bảo hành. Đúng, hàng xách tay không bao giờ được hưởng “chế độ bảo hành chính hãng”, nhưng thế thì đã làm sao? Chả sao cả, cửa hàng bán lẻ nào uy tín sẽ có chính sách bảo hành, đổi trả riêng, không lệ thuộc vào nhà phân phối chính hãng. Thậm chí ngay cả khi bị trục trặc, chưa chắc chiếc máy chính hãng thuộc diện được bảo hành đã được các nhân viên chính hãng tiếp đón ân cần và giải quyết ổn thỏa; lúc đó thì vai trò của nhà phân phối chính hãng có cũng như không, coi như tự triệt tiêu luôn cái lợi thế mà lúc nào họ cũng tự cho là lớn nhất so với hàng xách tay.

Chưa kể, những người quan tâm đến hàng xách tay thường đã xác định rõ mình cần gì và không cần gì, được gì và không được gì từ trước đó rồi, bao gồm luôn cả chuyện bảo hành. Họ đem máy về, thường sẽ tự vọc vạch, unlock bootloader, flash lại kernel, thay đổi ROM – những việc vi phạm điều lệ bảo hành, thế nên họ cũng chẳng cần được bảo hành. Họ tự chịu trách nhiệm với những gì họ làm trên chiếc smartphone, thường là sẽ giữ gìn kỹ, không phá hỏng đâu, nếu xui xẻo bị hư thì tìm cách sửa, không thì vứt luôn, mua cái khác. Máy móc giờ đầy ra, đâu có thiếu.

Tóm lại, khi chọn hàng xách tay, chúng ta sẽ được sở hữu sản phẩm yêu thích với mức giá hợp lý, không lo phải cống nạp tiền ngu (một khoản chênh lệch rất đáng kể) như khi mua hàng chính hãng chỉ để đổi lấy một số lợi thế mà hầu hết chúng ta chẳng cần. Hãy là người tiêu dùng thông minh, tự trang bị lấy kiến thức, hiểu rõ tất cả các yếu tố xoay quanh chuyện hàng xách tay – chính hãng để đưa ra quyết định đúng đắn.

 >> Xem thêm: 

Điện thoại Samsung Galaxy

Điện thoại Samsung giá rẻ

Các dòng điện thoại Samsung

Mua điện thoại Samsung

Mua bán điện thoại Samsung xách tay nhanh nhất ở đâu?

Cập nhật các dòng điện thoại Samsung xách tay mới nhất tại Muabannhanh.com. Để biết thêm thông tin và giá của các dòng điện thoại Samsung xách tay, hãy xem ngay: Mua bán điện thoại Samsung